Sunday, May 6, 2018

Khác nhau giữa thay khớp háng bán phần và toàn phần

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp thay khớp háng nhân tạo được mà cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau quá trình thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân đang ở mức độ nào, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.


Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là phương pháp loại bỏ phần xương sụn của khớp háng bị hư (bao gồm chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu) để thay thế vào đó bằng một khớp háng nhân tạo tương ứng. Mục đích của phương pháp này là phục hồi chức năng vận động của khớp háng và giảm tình trạng đau nhức, giúp bệnh nhân đi lại và vận động bình thường.


Thay khớp háng bán phần


Phẫu thuật thay khớp háng bán phần là phương pháp phẫu thuật chỉ thay phần chỏm xương đùi hoặc ổ cối đã bị hư hỏng bằng chỏm xương đùi hoặc ổ cối nhân tạo. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, ổ cối vẫn được giữ nguyên và chỉ thay thế chỏm xương đùi bị tổn thương bằng chỏm xương đùi nhân tạo.

Đối tượng áp dụng:

Gãy cổ hoặc chỏm xương đùi ở người già, từ 60 tuổi trở lên.
Thoái hóa khớp háng do các nguyên nhân khác nhau (bệnh lý khớp háng, di chứng sau chấn thương)

Ưu điểm:

Hiện nay, khớp háng nhân tạo bán phần đã được cải tiến đáng kể, bao gồm nhiều phần cấu trúc (module) liên kết với nhau. Điều này giúp bệnh nhân có thể vận động linh hoạt hơn và không bị hạn chế khả năng vận động.

Phương pháp này có thời gian phẫu thuật ngắn, rất thích hợp với những người cao tuổi. Do đó, bệnh nhân có thể hồi phục sức khỏe và vận động sớm ngay sau khi mổ.

Nhược điểm:

Bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng sau khi mổ như nhiễm trùng vết mổ, huyết khối tĩnh mạch, trật khớp háng nhân tạo, mòn khớp, lỏng khớp… Viêm bao gân cổ tay http://coxuongkhoppcc.com/viem-bao-gan-co-tay.html

Người bệnh có thể không vận động được và tỉ lệ tử vong trong quá trình phẫu thuật vẫn có thể xảy ra.


Thay khớp háng toàn phần


Thay khớp háng toàn phần là phương pháp phẫu thuật nhằm để thay thế một khớp háng bị tổn thương sụn khớp hoàn toàn hoặc hoại tử chỏm vô mạch bởi một hệ thống khớp nhân tạo. Thay khớp háng toàn phần bao gồm việc cắt bỏ chỏm xương đùi bị hư và ổ khớp bị hư. Đồng thời thay thế vào đó là chỏm xương đùi nhân tạo được làm từ hợp kim không rỉ hoặc được làm bằng gốm sứ, nhựa tổng hợp và một cái chuôi để cắm vào thân xương đùi. Việc gắn kết giữa xương đùi với chỏm xương đùi và cái chui nhờ xi măng xương hoặc đôi khi không cần xi măng.

Đối tượng áp dụng:

Tất cả những người bệnh có thoái hóa khớp háng hay hoại tử chỏm xương đùi mà biến dạng hoàn toàn. Bệnh nhân đau đớn khi đi lại hoặc thay đổi tư thế, khi thăm khám trên hình ảnh X quang có sự biến dạng khớp, hẹp khe khớp.

Ưu điểm:

Sau khi thay khớp háng nhân tạo toàn phần, bệnh nhân sẽ di chuyển và vận động thuận lợi hơn và không còn cảm thấy đau nhức như trước.

Phương pháp này thích hợp với những người trẻ tuổi, có nhu cầu đi lại nhiều. Loại khớp được gắn trực tiếp vào xương mà không cần dùng đến xi măng, có tác dụng kích tạo sự mọc xương vào bề mặt khớp, giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

Tỉ lệ bệnh nhân bị đau sau khi phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng sẽ cao hơn.

Phương pháp này cũng tiềm ẩn những biến chứng phức tạp như viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng vết mổ, cứng khớp, lỏng khớp, trật khớp, so le chi,…

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Xem thêm: Dây thần kinh số 8

Saturday, April 28, 2018

Dây thần kinh thính giác có ảnh hưởng gì?

Dây thần kinh số 8 còn được gọi là dây thần kinh thính giác, nằm ở góc cầu tiểu não. Thông thường tại góc cầu tiểu não có hai loại u có thể phát triển, đó là u màng não và bệnh u dây thần kinh số 8 (tạo nên chứng đau dây thần kinh số 8)


Về căn bệnh u dây thần kinh số 8, có thể nói gần như tuyệt đối các khối u được phát triển từ tế bào Schwann (Schwannomas). Bệnh sẽ xuất hiện phần nhiều ở độ tuổi sau 30, và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh là cao hơn nam giới. U cũng chỉ thường xuất hiện một bên, có trường hợp xuất hiện cả hai nhưng khá hiếm.

Như đã nói, u dây thần kinh số 8 là u lành và phát triển khá chậm. Đó vừa là tin tốt, vừa là đặc điểm khá nguy hiểm của bệnh, vì sự tiến triển chậm khiến cho biểu hiện không rõ ràng, khó nhận biết chính xác tọa ra ý chủ quan của người bệnh không để ý đến bệnh và gây ra hậu quả nặng khi bệnh trở nặng hơn.

Bệnh u dây thần kinh số 8 sẽ gây ra ba loại triệu chứng: triệu chứng về tai và triệu chứng thần kinh, tương ứng với hai giai đoạn phát triển của khối u – giai đoạn ống tai trong, giai đoạn thần kinh và giai đoạn não – thần kinh.

Khi có khối u xuất hiện tại dây thần kinh số 8, đương nhiên thính giác sẽ là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp. Biểu hiện có thể nhận thấy đó là thính lực giảm dần, người bệnh sẽ thường xuyên thấy ù tai và cả chứng rối loạn thăng bằng. Theo đó, rất nhiều khi bệnh nhân nghe như có tiếng âm trong tai, đôi khi là ù đi khó nghe thấy các âm thanh bên ngoài, buồn nôn và nôn khi có cử động quay đầu sang bên có u, dáng đi nghiêng về bên có u, khả năng nghe cứ giảm dần và có thể mất hẳn. Đây là tình trạng bệnh nặng nhất.

Triệu chứng u dây thần kinh số 8 sẽ tăng lên rõ khi bệnh nhân làm việc quá sức hay thể trạng mệt mỏi. Bệnh có thể bình ổn như vậy trong khoảng thời gian tới nhiều năm. Nhiều bệnh nhân sẽ lầm tưởng mình mắc các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng mà không quá đề phòng hoặc điều trị sai.

Khi khối u dây thần kinh số 8 phát triển lên kích thước khoảng 2cm. Khi đó, u sẽ chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, trong đó phổ biên là dây thần kinh số 5 và 7, gây nên các hiện tượng đau tai, cơ mặt yếu, tê bì nửa mặt…

Nếu khối u lớn hơn nữa, sự chèn ép vào não là điều tất yếu. Lúc này, biểu hiện sẽ là chứng đau đầu, buồn nôn, đi lại không vững, khàn tiếng, rối loạn chức năng nuốt… Các loại dây thần kinh số 9, 10, 12 đều có khả năng bị ảnh hưởng, khối u còn có thể làm tắc đường dẫn dịch não tủy.



Nếu u không được phát hiện hoặc cố tình duy trì không loại bỏ, bệnh sẽ gây ra triệu chứng rối loạn hô hấp, tim mạch, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.

Phương pháp điều trị duy nhất của bệnh u dây thần kinh số 8 là phẫu thuật loại bỏ khối u. Điều này nên được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay từ giai đoạn ống tai trong. Chỉ có loại bỏ khối u ra ngoài, sự chèn ép mới kết thúc. Nếu phát hiện và giải quyết sớm ở giai đoạn ống tai trong, bệnh có thể được điều trị triệt để mà không để lại di chứng nào.

Còn lại, nếu như để khối u phát triển đến giai đoạn ảnh hưởng thần kinh và não, thì việc phẫu thuật sẽ trở nên hết sức phức tạp, yêu cầu phải kết hợp cũng ngoại thần kinh, khối u cũng không thể lấy ra hết, và hoàn toàn có khả năng để lại những di chứng như điếc bên tai có khối u, liệt mặt…

Vi thế, việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng ý nghĩa. Nên chú ý nhiều hơn đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể có liên quan đến bệnh u dây thần kinh số 8, theo dõi và khám bệnh định kỳ để sớm nhận biết bệnh và có những can thiệp kịp thời.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Xem thêm: Đau thần kinh tọa

Thursday, April 26, 2018

Đau thần kinh tọa cần vitamin gì?

Đau thần kinh tọa là một triệu chứng mà những người mắc phải bị đau từ phần thắt lưng trở xuống, các cơn đau thường đến đột ngột và kéo dài và gây đau đớn cho người bệnh. Từ thắt lưng, đau kéo xuống hông, cẳng chân có khi còn xuống tận các ngón chân. Không chỉ vậy, các cơn đau còn chèn ép các rễ dây thần kinh khiến người bệnh vô cùng khó chịu.


Một điều đáng lưu ý là ngày nay căn bệnh này khá phổ biến, có thể gặp trong bất cứ ngành nghề nào, ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người trong quá trình sinh hoạt cũng như làm việc.

Chưa bàn đến vấn đề đau thần kinh tọa kiêng gì trước hết bạn phải nắm được những người mắc căn bệnh này nên ăn món gì để tốt cho sức khỏe. Những cơn đau nhức kéo dài, tê bì chân tay hay nặng hơn là cơ thể có dấu hiệu cứng, khó vận động. Chỉ những người đã và đang mắc căn bệnh này mới có thể cảm nhận và thấu hiểu được sự đau đớn cũng như khó chịu của nó.

Vậy người đau dây thần kinh tọa nên ăn gì để sức khỏe được củng cố và tăng cường?


Vitamin rất cần cho sức khỏe con người và những người mắc bệnh đau dây thần kinh tọa thì lại quan cần hơn cả. Vitamin B6, B12 và C là những loại vitamin quan trọng và cần thiết hơn cả. Chúng có trong rất nhiều đồ ăn cũng như các loại hoa quả mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Vitamin B6:

Tác dụng của vitamin B6 là sản sinh ra hồng cầu khi được đưa vào cơ thể giúp chữa lành các vết thương cũng như giảm đau thần kinh tọa. Loại vitamin này có rất nhiều trong các loại thịt gà, thịt bò. Trong các loại hoa quả phổ biến như chuối, táo, nho. Các loại hạt có hàm lượng B6 cao: óc chó, hướng dương, lạc,… Viêm bao gân gối http://coxuongkhoppcc.com/viem-bao-gan-goi.html

Vitamin B12:

Có khả năng cải thiện hệ thần kinh và tham gia vào quá trình tái tạo các tế bào thần kinh nên vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng giúp cơ thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh đau thần kinh tọa. Loại vitamin này có nhiều trong các loại thịt như: thịt bò, dê, hải sản, trứng gà, sữa… Bổ xung B12 rất đơn giản và cũng mang lại hiệu quả tốt đúng không nào?



Vitamin C:

Đây là loại vitamin không chỉ cần cho những người đau thần kinh tọa. Bình thường cơ thể chúng ta cũng cần tiếp nhận vitamin C để khỏe mạnh hơn và đề kháng tốt hơn. Vitamin C giúp cơ thể người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện những tổn thương của hệ thần kinh mà bệnh gây ra. Các loại quả chứa vitamin C rất phổ biến: Các loại quả có múi, cà chua, các loại rau…



Axit Folic (Vitamin B9):

Nếu được hỏi loại vitamin nào giúp cơ thể có thể tạo máu và tế bào thì đó chính là axit folic. Axit folic giúp giảm đau thần kinh tọa nhanh chóng nhất, tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh. Loại thực phẩm chứa nhiều axitfolic phổ biến là súp lơ, đậu hà lan, cam quýt…

Biết được những những thực phẩm tốt cho cơ thể để tăng cường chúng trong các bữa ăn hàng ngày cho người mắc bệnh đau thần kinh tọa cũng quan trọng không kém khi biết những người đau thần kinh tọa không nên ăn món gì. Chúng ta có thể bổ sung chúng trong các bữa ăn hàng ngày, vừa tươi ngon lại vô cùng tốt cho sức khỏe.

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Xem thêm: Sưng đầu gối

Monday, April 23, 2018

Thói quen sinh hoạt hỗ trợ trị sưng đầu gối

Sưng đầu gối, hay còn gọi là đau đầu gối, là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng sưng khớp có thể do chấn thương dây chằng, sụn, xương, hoặc các cấu trúc xung quanh khớp. Sưng có thể xảy ra trong khớp gối (tràn dịch) hay bên ngoài khớp gối (viêm bao hoạt dịch).


Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sưng đầu gối (đau đầu gối)?


Sưng đầu gối có thể được hạn chế nếu bạn thực hiện các thói quen sinh hoạt sau đây:

Dừng các hoạt động gây sưng cho đến khi bác sĩ nói bạn có thể bắt đầu lại;

Chắc chắn rằng là bạn đang chơi thể thao đúng kỹ thuật và dùng đúng các dụng cụ thể thao như giày và băng đầu gối;

Tập các bài khởi động làm nóng một cách đúng đắn, như bài tập aerobic nhẹ;

Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng;

Nên duỗi cơ trước và sau khi chơi thể thao hay vận động, đặc biệt là cơ đùi và cơ kheo.


Những phương pháp nào dùng để điều trị sưng đầu gối (đau đầu gối)?


Mục tiêu điều trị là tìm ra nguyên nhân gây sưng, sau đó làm giảm sưng và giúp bạn hoạt động trở lại càng sớm và càng an toàn càng tốt. Sưng đầu gối có thể chỉ cần điều trị tại nhà, nhưng bạn cần phải đến bác sĩ để chữa trị nếu bạn bị các bệnh khác như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút.

Bạn cần nghỉ ngơi và tránh các hoạt động như chạy bộ hoặc chơi tennis. Sử dụng túi chườm nước đá, băng đàn hồi xung quanh đầu gối, gối kê dưới đầu gối, gậy chống hoặc nạng, tập các bài tập tăng cường sức căng và sức cơ cũng có thể hữu ích. Các bài tập phục hồi chức năng để khôi phục lại tầm vận động và sức cơ rất có ích một khi chẩn đoán được xác định.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) (ibuprofen, naproxen) và acetaminophen có thể giảm đau. Các phương pháp điều trị khác phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại và có thể sử dụng các dụng cụ chỉnh hình, nẹp, các loại thuốc khác và phẫu thuật nếu có chỉ định. Chọc dò khớp là một phương pháp điều trị ngắn hạn để giảm bớt đau do sưng nhưng sưng có thể tái phát và gây nhiễm trùng ở khớp nếu không được thực hiện đúng cách.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Sunday, April 22, 2018

Bài thuốc chữa gai cột sống bằng xương rồng

Căn bệnh gai cột sống là một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng. Bệnh tạo ra các gai xương nên khi chúng ta hoạt động, các gai xương cọ vào những xương khác và các phần mền xung quanh khiến chúng ta có cảm giác đau nhói. 


Đề giảm các cơn đau này người bệnh thường phải sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau rất dễ gây ra các chứng bệnh về dạ dày. Chính vì vậy biện pháp đẩy lùi những cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra một cách an toàn và có thể áp dụng lâu dài là điều mà nhiểu người mong đợi.

Trên thực tế dân gian ta có rất nhiều bài thuốc hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên như chữa bệnh gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả có thể giúp bạn khắc phục được căn bệnh này.

Có 2 loại xương rồng có thể dùng làm thuốc trị bệnh này là xương rồng ba chia và xương rồng bẹ.

Bài thuốc với cây xương rồng ba chia


Chúng ta sẽ làm một món ăn kết hợp giữa cây xương rồng ba chia và cá lóc để trị bệnh.

Bạn cần chuẩn bị 1 con cá lóc vừa ăn làm sạch , bỏ ruột. Khoảng 3 đọt non xương rồng cỡ 1 gang tay rửa sạch bỏ hết gai và xắt lát mỏng theo chiều ngang rồi bóp với muối và xả vài lần cho hết mủ.- Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. 



Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng ngay lúc còn nóng cho đỡ ngán. Đảm bảo sau 5 ngày liên tiếp các cơn đau do gai cột sống gây ra của bạn sẽ biến mất hoàn toàn. Viêm bao gân chân http://coxuongkhoppcc.com/viem-bao-gan-chan.html

Bài thuốc chữa gai cột sống với cây xương rồng bẹ


Bạn cần vài nhánh xương rồng bẹ như trong hình, mang về rửa sạch với chút muối , nhớ bẻ các gai đi nhé.



Nướng từng nhánh xương rồng trên bếp cho nóng và cuốn ngay vào 1 cái khăn đắp nên chỗ đau ngay khi còn nóng. Khi xương rồng đã nguội bạn thay thế bằng 1 nhánh xương rồng mới nướng khác. Làm nhiều lần như thế để tăng hiệu quả trị bệnh gai cột sống. Công dụng của cách chữa bệnh gai cột sống này là làm tan máu bầm và tăng tuần hoàn máu giúp giảm đau các cơn đau nhanh chóng.

Trên đây là 2 bài thuốc trị bệnh gai cột sống khá thông dụng từ 2 loại xương rồng. Bạn không nên bỏ qua bất kì phương pháp nào bởi nó có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

►Xem thêm: Đau lưng dưới

Saturday, April 21, 2018

Đau lưng dưới có triệu chứng gì?

Các đốt sống phần thắt lưng hỗ trợ trọng lượng phần trên của cơ thể và cung cấp tính di động cho các chuyển động hàng ngày như uốn và xoắn. Các bắp thịt ở phần lưng dưới cũng đảm nhiệm chức năng xoay lưng và hông trong khi đi bộ, cũng như hỗ trợ cho cột sống. Hầu hết các cơn đau thắt lưng cấp tính là do chấn thương cơ, dây chằng, khớp sụn hoặc đĩa đệm. Bên cạnh đó, viêm xương khớp nhẹ cũng có thể gây ra đau nặng.


Ví dụ, đĩa đệm vùng thắt lưng bị thoái hóa hoặc thoát vị, nhân nhầy thoát ra ngoài có thể chèn ép vào rễ thần kinh và gây đau – cả hai có thể gây ra viêm khớp và co thắt các cơ vùng bị tổn thương.

Các triệu chứng đau lưng dưới:


Đau lưng có thể xuất hiện đột ngột, âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội hơn theo thời. Cảnh giác với các triệu chứng đau thắt lưng giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau lưng.

Đau thắt lưng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Chỉ cần cơn đau nhẹ, âm ỉ kéo dài cũng có thể gây phiền hà và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đau nằng có thể khiến người bệnh khó vận động, đi lại, hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Đau đớn âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng

Nhức mỏi, đau đớn lan từ vùng thắt lưng xuống đến bắp đùi, mông, và xuống đến gan bàn chân; có thể bao gồm tê hoặc ngứa ran bàn chân

Co thắt cơ ở phần lưng dưới, xương chậu và hông

Cơn đau có thể nặng hơn sau khi ngồi hoặc đứng lâu, khi ho, hắt hơi, đi tiểu

Khó khăn khi đứng thẳng, đi bộ, hoặc chuyển động từ đứng đến ngồi


Ngoài ra, các triệu chứng đau thắt lưng thường được mô tả theo loại khởi phát và thời gian:


Đau lưng cấp:

Loại đau này thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần và được coi là phản ứng bình thường của cơ thể đối với tổn thương mô, chèn ép dây thần kinh tạm thời. Cơn đau giảm dần dần khi các tổn thương được hồi phục hoàn toàn.

Cơn đau lưng kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng:

Loại đau này thường có tính cơ học (như căng cơ hoặc đau xương khớp) nhưng kéo dài. Cơn đau thường được chẩn đoán do các bệnh lý về cột sống gây ra như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… gây đau dữ dội và giảm khả năng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, ngủ nghỉ và làm việc.

Đau lưng mãn tính:

Thường được định nghĩa là đau lưng dưới kéo dài hơn 3 tháng, loại đau này thường khá nghiêm trọng khi việc điều trị không mang lại hiệu quả và đòi hỏi cần được kiểm ra, chụp chiếu chi tiết để tìm ra chính xác nguồn gốc của cơn đau.

Thử ngay 8 cách chữa đau lưng do chèn ép dây thần kinh tọa – Giảm đau nhanh chóng, hiệu quả!

Các loại đau thắt lưng:

Đau cơ, đau thần kinh tọa. Cho đến nay là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau thắt lưng, đau cơ (đau dọc trục) là đau chủ yếu từ các cơ, dây chằng, khớp (khớp mặt, khớp thần kinh), hoặc xương trong và quanh cột sống. Loại đau này thường có ran rộng từ thắt lưng xuống đến vùng mông, sau đùi và gan bàn chân.

Một số nguyên nhân khác bao gồm đau xơ vữa động mạch, đau thần kinh, dị dạng, khối u, nhiễm trùng, đau do các tình trạng viêm (như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống ), và đau bắt nguồn từ các bệnh lý như sỏi thận, hoặc viêm loét đại tràng.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thursday, April 19, 2018

Các bài thể dục giúp xương cốt dẻo dai

Trong quá trình tập luyện bạn cũng cần chú ý đến việc lựa chọn những bài tập giúp cho xương khớp dẻo dai sao cho phù hợp với sức khỏe của người tập, không nên tập những bài tập quá sức có thể gây ra những tác dụng ngược lại. 


Nếu bạn chưa tập được động tác nâng ngực lên cao thì chỉ cần nâng cao đầu gối lên vị trí của ngực. Thực hiện 10 lần như thế, tuỳ thuộc vào sức khỏe luyện tập của bạn.

Đứng và đẩy tạ đơn


Hai chân đặt rộng bằng vai, giữ cho đầu gối hơi trùng xuống, một tay cầm quả tạ (lòng bàn tay quay về phía mặt). Từ từ nâng quả tạ lên cao cho đến khi tay được duỗi thẳng, sau đó hạ thấp tay xuống và lại làm lại từ đầu. Thực hiện động tác đó 10 lần với mỗi bên tay.

Bàn tay nắm vào thanh xà tương ứng với chiều rộng bằng vai. Dùng lực đẩy của cánh tay, nâng cơ thể lên cao, ngực phải vượt qua thanh xà và co đầu gối lên vị trí của ngực. Giữ nguyên tư thế đó trong giây lát, sau đó từ từ hạ thấp cơ thể, đồng thời hạ đầu gối xuống.

Việc luyện tập thường xuyên bài tập sẽ giúp cho hệ xương của bạn được chắc khỏe nhất là xương vai, gối…ngăn ngừa được các bệnh về khớp, giúp bạn có một thể lực tốt hơn. Viêm bao gân vai http://coxuongkhoppcc.com/viem-bao-gan-vai.html

Hít đất và nâng tạ


Đặt cơ thể trong tư thế chống đẩy, hai tay nắm lấy hai quả tạ được đặt rộng bằng vai (lòng bàn tay hướng về phía mặt đất). Từ từ hạ cơ thể xuống thấp, giữ tư thế này trong giây lát, sau đó đẩy cơ thể trở lại tư thế ban đầu. Dùng lực, nâng quả tạ ở bên tay phải lên vị trí ngực, giữ nguyên tư thế trong giây lát và từ từ hạ tay thấp xuống, trở về vị trí ban đầu. Lặp lại những động tác đó với bên tay trái. Thực hiện 10 lần với mỗi bên.



Nằm ngửa và nâng tạ (mở rộng cơ bắp ở mặt sau của cánh tay)

Nằm ngửa trên một chiếc ghế dài, mặt bàn chân phải úp xuống mặt sàn nhà. Uốn cong khuỷu tay ở vị trí qua đầu, giữ một quả tạ (lòng bàn tay hướng vào phía trong). Từ từ nâng quả tạ lên cao cho đến khi cánh tay song song với mặt sàn, sau đó tay được giữ thẳng.

Hạ cánh tay xuống, uốn cong khuỷu tay để giảm trọng lượng của quả tạ. Sau đó, ngừng nghỉ trong giây lát và nâng tạ trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện lặp lại động tác 12 lần.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Xem thêm: Cơ xương khớp